Trước khi xây dựng nhà cấp 4, chúng ta cần có một hợp đồng. Việc thảo một bản hợp đồng xây dựng nhà cấp 4 đúng chuẩn và đúng pháp luật rất cần thiết cho các gia đình. Tuy nhiên để tránh các phiền phức không đáng có về sau này, các bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau
Phần mở đầu của hợp đồng xây dựng nhà cấp 4
Trong phần này các bạn cần ghi rõ một số vấn đề về thông tin như:
- Tên công trình
- Địa điểm xây dựng công trình
- Tên chủ đầu tư
- Thời gian địa điểm ngày lập hợp đồng
- Các thông tin cơ bản và đầy đủ của chủ công trình (hay còn gọi là bên giao thầu) và bên thi công (tức là bên nhận thầu) như: họ tên, năm sinh, địa chỉ, điện thoại, số CMND, ngày cấp, nơi cấp
- Nêu rõ đầy đủ dựa vào các điều luật xây dựng nào. Thường trong hợp đồng xây dựng nhà cấp 4, người ta hay căn cứ vào Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 4, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về việc hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 16/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình.
Các điều khoản trong hợp đồng xây dựng nhà cấp 4
Thường thường trong hợp đồng xây dựng nhà cấp 4, người ta có 7 điều khoản như sau:
Điều 1 nói tới nội dung công việc các yêu cầu chung. Nêu rõ các nội dung về vật liệu xây dựng, nhân công, quy mô xây dựng, diện tích, kết cấu và cấu tạo công trình. Ngoài ra cũng nên đề cập đến các tiêu chuẩn về mỹ thuật, kỹ thuật cũng như chất lượng theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam
Tại điều 2, chúng ta nên nhắc tới tiến độ và thời gian thi công xây dựng trong bản hợp đồng này
Điều 3 chính là quyền và nghĩa vụ của chủ công trình gồm các việc như bàn giao mặt bằng thi công, cử người nghiệm thu, hạch toán và giám sát công trình, hỗ trợ công nhân và thanh toán tiền công theo như thỏa thuận
Điều 4 chính là quyền và nghĩa vụ của bên thi công. Cụ thể bên thi công sẽ phải lo liệu về công nhận, ăn uống, đi lại, dụng cụ lao động, không làm chậm tiến độ, quản lý an ninh và vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng công trình, khắc phục bồi thường nếu công trình có sự cố, phối hợp với bên chủ công trình để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh…
Điều 5 đề cập tới điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình. Một số điều kiện cần tuân thủ như đúng thiết kế, đạt tiêu chuẩn, 2 bên cùng nhau tham gia nghiệm thu…
Điều 6 nêu giá trị hợp đồng xây dựng nhà cấp 4. Ở phần này nên ghi rõ giá trị hợp đồng xây dựng để tránh nhầm lẫn về sau này. Giá trị này bao gồm những chi phí gì và bên nào là người chi trả và thời gian chi trả cụ thể là ngày nào.
Điều 7, tại điều cuối cùng này chúng ta nhắc tới việc giải quyết các tranh chấp nếu có. Cụ thể các tranh chấp sẽ được giải quyết trên tinh thần hợp tác, công bằng và đúng pháp luật Việt Nam
Một số lưu ý cần biết đối với hợp đồng xây dựng nhà cấp 4
- Về nội dung hợp đồng: Cả 2 bên cần phải nắm chắc nội dung hợp đồng. Phải xác định rõ nó là loại hợp đồng nào (hợp đồng xây dựng nhà cấp 4 trọn gói hay hợp đồng thiết kế thi công…) thì sau đó mới biết xác định được nội dung của hợp đồng cũng như các điều khoản liên quan.
- Chúng ta cần lưu ý về chất lượng và tiêu chuẩn công trình, thành phần tham gia nghiệm thu để việc nghiệm thu diễn ra một cách suôn sẻ, không xảy ra tranh chấp nào.
- Về thời gian hoàn thành công trình: Thời gian hoàn thành cần phải đúng chỉ tiêu đã được ghi trong hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cần tiến hành giải quyết nhanh gọn trường hợp thời hạn hoàn thành vượt quá mức cho phép.
- Đảm bảo thanh toán đúng thời hạn, không chậm trễ
- Trong trường hợp bất khả kháng phải chấm dứt hợp đồng, nhà thầu và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên còn lại theo quy định.
Sau những chia sẻ và lưu ý trên đây, hy vọng các bạn đã biết cách soạn một bản hợp đồng xây dựng nhà cấp 4 nhanh, chính xác và hoàn chỉnh nhất.