Sau khi nghiên cứu các phương án, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nhận thấy rằng việc di dời ga đường sắt mới Đà Nẵng đang là một vấn đề cấp bách. Vì vậy họ đã bắt tay vào thực hiện. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng ra sao nhé!
Ga đường sắt mới Đà Nẵng tọa lạc ở đâu?
Nhà ga Đà Nẵng cũ hiện đang nằm ngay trung tâm thành phố. Việc đón hàng chục triệu khách du lịch nội địa và quốc tế mỗi năm khiến nhà ga này bị rơi vào tình trạng quá tải. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến việc quy hoạch chung của toàn thành phố Đà Nẵng. Chính vì lý do đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng. Dự án này nhằm thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, hướng đến tầm nhìn đến năm 2050.
Khu vực 2 phường Hòa Minh và Hòa Khánh Nam và thuộc quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng sẽ là địa điểm để xây dựng nhà ga đường sắt mới. Việc di dời ga đường sắt mới ra quận Liên Chiểu không chỉ tạo tiền đề phát triển cho cảng nước sâu Liên Chiểu mà còn góp phần nâng tầm phát triển quy hoạch của thành phố Đà Nẵng về lâu về dài. Sau khi hoàn thành, nó có thể tạo ra hệ thống giao thông thuận lợi giữa cảng Liên Chiểu và ga đường sắt mới.
Hướng tuyến ga đường sắt mới Đà Nẵng
Dự kiến hướng tuyến ga đường sắt mới về phía Bắc thành phố sẽ nối với hướng tuyến đường sắt qua hầm mới Hải Vân. Chủ nhiệm Dự án Phát triển Bền vững TP Đà Nẵng – Ông Đặng Đức Cường – cho biết: sau khi dự án di dời ga đường sắt mới được hoàn thành, nó sẽ góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực phía Tây Đà Nẵng nói riêng và toàn thành phố Đà Nẵng nói chung. Bên cạnh đó, việc xây dựng ga đường sắt mới này cũng giúp giải quyết một cách triệt để vấn đề giao thông của khu vực ven biển Sơn Trà và cảng Liên Chiểu.
Ba phương án xây dựng và Bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng và
Dự án di dời ga đường sắt mới có phạm vụ triển khai gồm hai phần. Phần một là di dời ga đường sắt mới. Phần hai là tái thiết ga đường sắt cũ.
Việc xây dựng ga đường sắt Đà Nẵng mới được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu bao gồm các hạng mục như cải tạo 7 km đường sắt cũ, nâng cấp ga hàng Lệ Trạch với diện tích 9,6ha, xây mới 18,21 km tuyến đường sắt tránh qua trung tâm, xây dựng ga hàng hóa Kim Liên mới với diện tích 80,1ha và xây dựng nhà ga khách mới với diện tích 43,1ha.
Để thực hiện giai đoạn 1 của dự án, có 3 phương án được UBND thành phố Đà Nẵng đề xuất như sau:
Phương án thứ nhất là đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ. Con số đó khoảng 1.192 tỷ đồng và phần còn lại với tổng kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng sẽ kiến nghị Chính phủ đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương.
Phương án thứ hai là đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BTL. Khoảng gần 1.200 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ. Quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố sẽ được nhà đầu tư toàn quyền khai thác. Hơn 2.250 tỷ đồng của phần còn lại sẽ được đầu tư theo hình thức BTL. Khi hoàn thành xong dự án, nhà đầu tư sẽ chuyển giao toàn bộ cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) quản lý khai thác và sử dụng. Kinh phí được trích từ nguồn doanh thu của Tổng công ty ĐSVN sẽ chi trả cho nhà đầu tư. Thời gian hoàn vốn của dự án lên đến 16 năm.
Phương án thứ ba: đầu tư theo hình thức BOT kết hợp với hình thức BT. Thời gian hoàn vốn của dự án lên đến 22 năm.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng cả 3 phương án, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nhận thấy rằng phương án thứ 2 là khả thi nhất. Công ty đường sắt Việt Nam sẽ là đơn vị quản lý và vận hành nếu thực hiện theo phương án này. Thêm vào đó thời gian hoàn vốn theo phương án này cũng ngắn nhất.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thêm thông tin về bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng nhé!