Tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây đảm bảo hiệu quả

Tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây như thế nào thì đảm bảo an toàn, vững chắc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn nghiệm thu cũng như quá trình thi công tường xây thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chuẩn để nghiệm thu là gì?

Trong bất cứ công trình hay dự án nào thì cũng đều phải trải qua giai đoạn nghiệm thu. Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây chúng ta cần phải hiểu rõ nghiệm thu là gì? Nghiệm thu là quá trình kiểm định, kiểm tra và đánh giá toàn bộ công trình sau khi đã được hoàn thành. Công trình xây dựng đó có được nghiệm thu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả đánh giá thu nhận được.

Nghiệm thu công trình, đặc biệt là các công trình lớn sẽ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền. Nếu công trình không đạt được các chỉ tiêu đánh giá và nghiệm thu sẽ không được bàn giao và đưa vào sử dụng như ban đầu.

Tiêu chuẩn nghiệm thu là hàng loạt các yêu cầu đòi hỏi công trình xây dựng phải đáp ứng được. Bao gồm nghiệm thu công việc xây dựng, từng giai đoạn thi công và kết quả sau khi hoàn thành công trình, các hạng mục xây dựng.

Tiêu chuẩn nghiệm thu dựa trên các hồ sơ, tài liệu đấu thầu, hợp đồng kinh tế kỹ thuật giữa các bên, quy định của Nhà nước và Pháp luật có liên quan đến xây dựng và một số tiêu chuẩn khác.

tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây

Tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây đem lại kết quả nghiệm thu tốt

Tường gạch là loại tường phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều loại gạch khác nhau về chủng loại cũng như kích thước do đó tiêu chuẩn để nghiệm thu tường cũng không áp dụng chung cho tất cả loại gạch mà còn phải tùy thuộc vào từng loại đặc thù.

Xem thêm:   Thủ tục làm lại Sổ hộ khẩu và những thay đổi mới từ ngày 01/07/2021

Tiêu chuẩn nghiệm thu xây tường gạch cơ bản

  • Kích thước: 220 x 105 x 55mm
  • Trọng lượng: 2,5 – 3 kg/viên
  • Cường độ chịu lực ép R = 75 – 200kg/cm2 (đối với loại viên gạch may)
  • Cường độ chịu lực ép R = 35 – 75kg/cm2 (đối với loại gạch thủ công)

Chiều dài gạch tiêu chuẩn được xác định bằng 2 lần so với chiều rộng của các viên gạch cộng thêm mạch vữa khoảng 10mm. Trong quá trình xây dựng có thể xoay dọc hoặc xoay ngang để ăn khớp.

Vữa dùng để kết dính các viên gạch lại tạo thành một khối chắc chắn và cố định. Độ dày của vữa theo tiêu chuẩn xây tường gạch rơi vào khoảng 10 đến 12mm.

Tiêu chuẩn nghiệm thu xây tường gạch nhà ở

tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây 1

Hiện nay, tiêu chuẩn để nghiệm thu xây dựng tường gạch nhà ở phổ biến và thông dụng nhất được áp dụng theo các thông số như sau:

  • Đối với tường đơn hay còn gọi với cái tên là tường 10, tường con kiến thì yêu cầu độ dày của gạch là 105mm, nếu có thêm lớp vữa vào thì độ dày là 130 cho đến 140mm.
  • Đối với tường đôi hay tường 20 thì độ dày chuẩn rơi vào khoảng 220mm, tính cả thêm cả lớp vữa trát khoảng 250mm.

 Sau khi tường đã được xây dựng xong thì cần kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá tổng thể chất lượng công trình. Dựa vào các thông tin về tiêu chuẩn như chia sẻ ở phần trên, thì còn có một số tiêu chuẩn để nghiệm thu xây tường gạch như sau:

  • Kiểm tra mức độ hoàn thành của công trình dựa vào bản vẽ thiết kế và các tài liệu sẵn có liên quan khác.
  • Lập biên bản và chỉ rõ những thiếu sót, sai phạm
  • Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc xây gạch tại các vị trí mặt đứng, các góc của khối xây.
  • Bảo đảm tuân thủ đúng các yêu cầu về độ dày của tường gạch, độ dày lớp vữa.
  • Với tường gạch không trát phải đảm bảo tiêu chí màu sắc đồng đều, mạch xây liền mạch, miết mạch đúng thiết kế.
  • Ngoài ra còn cần kiểm tra thêm yếu tố chịu lực, kết cấu tường móng và cả vách móng.
  • Độ sai lệch so với bản vẽ thiết kế gốc về kích thước, độ xê dịch, vị trí đặt không được cao hơn so với quy định như dưới bảng dưới đây:
Xem thêm:   Bản đồ quy hoạch ga đường sắt mới Đà Nẵng ra sao?

Quy trình thi công xây tường đúng kỹ thuật

tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây 2

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và các dụng cụ

Dọn dẹp mặt bằng và chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu như gạch, cát, vữa. Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo vị trí trộn vữa cũng như cung cấp nguồn nước đầy đủ để thực hiện thi công.

Bước 2: Quy tắc trộn vữa

Vữa sẽ bao gồm cát và xi măng trộn theo tỉ lệ đã định bằng các thiết bị chuyên dụng. Sau đó, bạn sử dụng máy trộn vữa loại trộn khô B251 trước, sau đó mới chuyển đến vị trí trộn thích hợp và trộn nước để tiến hành xây.

Bước 3: Thi công công trình theo đúng tiêu chuẩn

Bạn thực hiện vệ sinh sạch sẽ các bề mặt của viên gạch, sau đó dùng bay trải đều các lớp vừa chỉ còng 5 đến 10mm. Tiếp tục thực hiện xây từ dưới lên trên tường. Lưu ý thường xuyên châm thêm nước nếu bạn cảm thấy vữa bị khô. Nên sử dụng một sợi dây giăng và thả quả để đảm bảo rằng bức tường đang được xây bằng phẳng.

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn nghiệm thu tường xây. Hy vọng thông qua các thông tin trên bạn đọc sẽ có thêm kiến thức trong việc thi công để đem lại hiệu quả và đảm bảo chất lượng tối đa cho công trình của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN