Hiện nay, tại thành phố cũng như một vài nơi vô cùng phát triển điều đó đồng nghĩa với số lượng nhà xây liền kề nhau sẽ tăng lên. Vậy nhà nước đã ban hành những quy định gì về luật xây dựng nhà ở liền kề? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Một số quy định trong luật xây dựng nhà ở liền kề
Trích theo điều luật 174 của Bộ luật Dân sự được ban hành vào năm 2005, trong đó đã nêu rõ các quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:
“Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”
Bên cạnh đó, trích theo điều luật 116 của Bộ luật Xây dựng năm 2014 có quy định như sau:
“Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng cần có trách nhiệm:
- Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đồng thời bồi thường các thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra.”
Theo đó, chủ sở hữu phải có trách nhiệm tôn trọng các quy tắc trong xây dựng. Đồng thời, bên phía nhà thầu thi công cũng cần phải chịu trách nhiệm trong quá trình thi công xây nhà. Thực hiện việc xây dựng đi đôi với bảo vệ môi trường xung quanh để tránh ô nhiễm môi trường nước, chất rắn, tiếng ồn, …
Ngoài ra, nhà thầu có nghĩa vụ trong việc đảm bảo an toàn đến cho các hộ gia đình xung quanh. Nếu công trình mang các nguy cơ ảnh hưởng xấu hoặc đe dọa đến sự an toàn đến các nhà xung quanh thì chủ công trình cần phải có các biện pháp khắc phục ngay lập tức.
Trong trường hợp, nhà bạn bị các ảnh hưởng từ nhà đang xây bên cạnh thì cần phải thu thập các chứng cứ xác minh và trình báo để cơ quan chức năng quản lý về xây dựng để được hỗ trợ.
Quy định về mức bồi thường thiệt hại
Theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp nhà thầu vi phạm làm ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình như làm hỏng hạ tầng hay nứt lún đất cho các công trình lân cận thì mức xử phạt như sau:
- Tại nông thôn, việc xây dựng nhà riêng lẻ hoặc công trình không nằm trong trường hợp đặc biệt thì mức phạt dao động từ 3 – 5 triệu đồng.
- Tại đô thị, với trường hợp tương tự thì mức phạt sẽ cao hơn dao động từ 15 – 20 triệu đồng.
Bên cạnh việc bồi thường, nhà thầu cần thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hộ nhà bị ảnh hưởng.
Một số lưu ý khi xây nhà liền kề
- Theo Quyết định số 682/BXD – CXSD ngày 14/12/1996 của Bộ xây dựng thì đối với công trình có hai lầu trở lên. Nhà thầu cần xây dựng các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh có độ cao dưới 2m bắt buộc không được mở cửa đi, cửa sổ hoặc các lỗ thông hơi để tránh nhìn vào bên trong, nội thất nhà bên cạnh.
- Theo điều 175 Bộ luật Xây dựng 2015. ranh giới bất động sản liền kề phải được xác định theo thỏa thuận hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ranh giới với hơn 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
- Tất cả các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng đối với các ranh giới chung. Tránh các hành vi xâm phạm như lần chiếm, thay đổi các ranh giới ngăn cách.
- Nhà thầu càng tuân thủ các yêu cầu trong thiết kế nhà liền kề như về kiến trúc, màu sắc, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, … đúng với quy định.
- Cần chú ý không xây dựng nhà nhà liền kề ở các khu vực không cho phép như khu vực có quy hoạch, khu vực có các công trình công cộng,…
- Việc xây dựng, thiết kế phải đảm bảo về các quy định liên quan đến an toàn về tầm nhìn cho các phương tiện giao thông cũng như phòng cháy chữa cháy,…
- Đảm bảo về số tầng quy định và các yêu cầu về quy hoạch của nhà nước.
Trong bài viết trên, chúng tôi đã đề cập đến các quy định đến luật xây dựng nhà ở liền kề cũng như các vấn đề liên quan. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc!