Tìm hiểu quy trình thi công móng băng nhà 2 tầng

Làm nhà là một công việc cực kỳ quan trọng mà trong đời mỗi một con người đều mơ ước được trải qua. Tuy nhiên để hoàn thành một căn nhà vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo bền vững với thời gian thì mỗi gia chủ phải đưa ra những quyết định sáng suốt như nguyên vật liệu cần chọn là gì, mái nhà kết cấu ra sao, kết cấu móng băng nhà hai tầng như thế nào,… Đặc biệt, kết cấu móng băng nhà hai tầng như thế nào là điều trăn trở của nhiều người. Để giảm bớt nỗi lo này, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thi công móng băng nhà 2 tầng một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hãy cùng tham khảo nhé.

móng băng nhà 2 tầng
Tìm hiểu quy trình thi công móng băng nhà hai tầng

Khái niệm móng băng

Với chức năng đỡ cột hoặc đỡ tường, móng băng nằm ở dưới tường hoặc dưới hàng cột, có hình dạng là một giải dài. Có 3 loại móng băng nhà 2 tầng đó là móng mềm, móng cứng và móng kết hợp. Dựa trên các yếu tố như: vị trí địa lý, độ lún, độ cứng và diện tích đất để quyết định chọn loại móng thích hợp, đảm bảo chắc chắn và an toàn.

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng gồm 1 trong 3 loại móng chính: móng mềm, cứng và kết hợp, lót một lớp bê tông mỏng. Tiếp theo là bản móng chạy liên tục với nhiệm vụ liên kết thành một khối móng thống nhất và cuối cùng là dầm móng. 

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

Bản vẽ móng băng phải đảm bảo sự gắn kết và cân bằng cho kiến trúc xây dựng, đảm bảo công trình có độ chắc chắn cao. Hiện nay phần lớn các thiết kế móng băng sử dụng bê tông cốt thép làm vật liệu chính, tạo ra khả năng gắn kết lớn và chịu lực tốt.

Xem thêm:   Top 8 những cuốn sách hay về bất động sản mà bạn nên đọc

Quy trình thi công móng băng nhà 2 tầng

Thi công móng băng nhà 2 tầng cần được thực hiện theo quy trình chi tiết dưới đây:

Giải phóng mặt bằng

Đây là công việc đầu tiên và căn bản mà chủ nhà cần làm. Để thực hiện tốt, bạn hãy lên kế hoạch chuẩn bị đầy đủ nhân công, phương tiện máy móc và vật tư phục vụ quá trình thi công.

Nên lựa chọn các loại vật tư như thép xi măng có chất lượng, số lượng phù hợp để đảm bảo móng băng được chắc chắn, trọng tải tốt.

San lấp mặt bằng

Để quá trình thi công được nhanh chóng, sau khi giải phóng mặt bằng cần tiến hành san lấp mặt bằng. Để có thể san lấp bài bản, ta nên tiến hành như sau:

  • Xác định trục công trình dựa trên thiết kế công trình.
  • Triển khai đào móng theo trục công trình.
  • Dọn sạch khu vực móng vừa được đào, hút nước ở hố móng nếu có.
móng băng nhà 2 tầng 1
San lấp mặt bằng trước khi tiến hành thi công

Công tác cốt thép 

Đây là công tác mà nhân công có thể thực hiện linh hoạt, có thể tiến hành trực tiếp trên hiện trường hoặc cũng có thể gia công trong nhà máy. Các thanh thép cần đạt chuẩn chất lượng, bề mặt thép phải đảm bảo sạch, không bám bẩn, không bị gỉ, đảm bảo độ dẻo dai để thuận lợi trong khi thi công.

Công tác cốp pha

Làm cốp pha theo lưới thép được thi công từ trước. Lắp ván để đổ bê tông cho nền móng. Ván khuôn cần đảm bảo chắc chắn, chịu lực tốt, phù hợp với loại móng. Đồng thời phải kê thanh chống trên các tấm gỗ có độ dày tối thiểu là 4cm lên thành đất để giảm lực xô ngang tạo ra khi đổ bê tông.

Công tác bê tông

Công tác này cần được thực hiện hết sức cẩn thận để đảm bảo móng chắc chắn và chất lượng tốt. Thi công móng cần đảm bảo các yếu tố như thời gian, chất lượng và số lượng, vật liệu sử dụng trộn theo đúng quy cách. Bên cạnh đó, cần sử dụng những vật liệu trộn bê tông chọn lọc, kích cỡ hạt đúng chuẩn để bê tông thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Xem thêm:   Mái tôn là gì? Chi tiết mái tôn cho từng kiểu nhà

Phải nhanh chóng nén lại sau khi đổ bê tông để không bị chảy, đồng thời tạo độ chắc chắn bằng đầm bàn, đầm dùi. Không được để hố bê tông ngập nước, tránh làm độ liên kết giữa xi măng và vữa giảm, chất lượng bê tông không đảm bảo độ chắc chắn.

Sau khi đổ bê tông, cần che chắn, kiểm tra, giám sát thường xuyên để rà soát những góc nối cốp pha có xảy ra hiện tượng bong nứt không. Nếu có hiện tượng bong nứt, cần đưa ra biện pháp xử lý ngay để tránh làm biến dạng móng băng.

Lưu ý cần biết khi thi công móng băng nhà 2 tầng

Trong quá trình thi công cần lưu ý một số điều cần thiết sau:

  • Khảo sát địa chất kỹ càng. Cần tiến hành đo đạc, kiểm tra trắc địa, định vị tim cọc cẩn thận trước khi bắt tay vào làm móng. Lựa chọn đất xây nhà phù hợp, có đặc tính kiên cố và khô ráo. Đồng thời, cũng có thể tham khảo các nhà xung quanh họ dùng móng cọc loại nào.
  • Chọn đơn vị phụ trách thiết kế thi công uy tín, chuyên nghiệp: Hiện nay có rất nhiều công ty và nhà thầu xây dựng, bạn nên tìm hiểu kỹ, tham khảo, cân nhắc để chọn nhà thầu có uy tín, làm việc chuyên nghiệp.
  • Thu xếp thời gian đến giám sát, kiểm tra, đặc biệt là những khâu quan trọng trong quá trình xây dựng.
móng băng nhà 2 tầng 2
Thường xuyên giám sát công trình thi công để đảm bảo đúng tiến độ

Hy vọng những chia sẻ về móng băng nhà 2 tầng trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại móng này. Nếu có ý định xây nhà với loại móng này, đừng quên vận dụng những lưu ý và kinh nghiệm trên đây để việc xây nhà diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN