Cửa thoát hiểm đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy ở mỗi ngôi nhà. Các quy định về lối thoát hiểm trong PCCC được quy định rất chi tiết trong pháp luật của Việt Nam hiện hành. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về các quy định và quy chuẩn về lối thoát hiểm trong PCCC dưới đây nhé.
Tìm hiểu lối thoát hiểm
Trước khi muốn biết lối thoát hiểm trong PCCC chúng ta cần tìm hiểu về lối thoát hiểm là gì trước. Bạn có thể về lối thoát hiểm không? Chúng ta có thể định nghĩ đơn giản về thuật ngữ này.
Lối thoát hiểm là một phương tiện để thoát ra ngoài nhanh nhất trong trường hợp có sự cố xảy ra ở trong tòa nhà, nơi làm việc,…Nó có thể là cầu thang, cánh cửa, lan can,…Mọi thứ giúp bạn thoát thân một cách nhanh nhất thì đều là lối thoát hiểm.
Có thể các bạn sẽ hiểu rằng, lối đi thông thường của chúng ta cũng là một lối thoát hiểm. Điều đó không sai, trong trường hợp lối thoát hiểm không thể sử dụng mà lối đi thông thường có thể thoát thân nhanh nhất thì đó chính là lỗi thoát hiểm.
Trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trong các toà nhà hay công ty, công xưởng thì lối thoát hiểm đóng vai trò quan trọng mà bất kỳ ngôi nhà nào cũng phải có.
Quy định về lối thoát hiểm trong PCCC
Nói đến quy định về lối thoát hiểm trong PCCC thì điều đầu tiên phải khẳng định là ngôi nhà hay xưởng sản xuất nào cũng phải có. Thứ hai là nó phải dễ dàng tiếp cận trong thời gian nhanh nhất và đối với mọi người.
Tiếp theo, lối thoát hiểm này phải đưa được người ra vào trong tình huống khẩn cấp và được kiểm soát khu vực thoát hiểm bởi người phía trong tòa nhà.
Cần được quản lý tốt lối thoát hiểm và thường xuyên bảo trì khu vực này. Hơn nữa, lối thoát hiểm phải là một vị trí cố định và ai cũng phải biết đến và cách sử dụng nó.
Ngày này công tác PCCC ngày càng được quan tâm khi có rất nhiều vụ cháy thương tâm chỉ vì không có lối thoát hiểm mà cả gia đình bị thiêu rụi. Việc nắm vững các tiêu chuẩn về lối thoát hiểm trong PCCC là điều rất quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, công tác PCCC về an toàn cháy cho nhà và công trình có quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD do bộ xây dựng ban hành để đề ra các tiêu chuẩn này áp dụng đối với mọi ngôi nhà.
Kỹ thuật cửa thoát hiểm theo quy chuẩn Việt Nam
Cửa thoát hiểm có độ dày đủ để chịu và ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy. Nó phải dễ dàng được sử dụng nếu hiểm họa xảy ra và giúp mọi người dễ dàng thoát ra khỏi tòa nhà nhanh nhất có thể.
Cửa thoát hiểm phải được mở theo hướng thoát hiểm, nghiêm cấm sử dụng cửa trượt hoặc cửa quay vì lâu dài nó sẽ mất đi tác dụng khi cũ kỹ và rất khó sử dụng.
Cửa thoát hiểm phải luôn luôn được mở, không được khoá bằng bất kỳ lý do nào. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để mở cửa nhanh nhất. Nếu trường hợp cửa khoá để đảm bảo lý do an ninh thì cửa thoát hiểm phải có trang bị thanh đẩy khẩn cấp bên trong để mở cửa thật nhanh.
Các lối thoát hiểm phải được đánh dấu rõ ràng để dễ dàng nhận biết lối thoát nào sẽ nhanh và an toàn nhất. Lối thoát phải có ký hiệu rõ ràng, nổi bật và bắt mắt, không có vật cản, có dấu hiệu chiếu sáng.
Vấn đề bảo trì và kiểm tra các kỹ thuật liên quan đến thoát hiểm
Việc bảo trì và kiểm tra cửa thoát hiểm cũng như tuyến đường thoát hiểm phải thường xuyên và liên tục. Ngoài ra còn phải kiểm tra cả phần hành lang, lối thoát nạn, hệ thống báo cháy, thiết bị chữa cháy và đèn chiếu sáng khẩn cấp thường xuyên.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ trên tất cả các thiết bị và phụ kiện để đảm bảo an toàn PCCC. Ngay cả cửa chống cháy hay hệ thống cửa cũng phải được đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả mọi lúc.
Các cửa thoát hiểm từ hành lang tầng, lan can căn hộ, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ không được phép chốt khoá và phải để mở cửa tự do. Với những ngôi nhà chiều cao lớn hơn 15m phải là cửa đặc hoặc kính cường lực có khả năng chống cháy tốt.
Các khu vực thang bộ bên trong tòa nhà cao tầng cửa phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín để khói không thể vào. Các cửa của lối ra thoát nạn bên trong các căn hộ và hành lang các tầng phải được bảo vệ chống khói cưỡng bức.
Trên đây là các quy định về lối thoát hiểm trong PCCC theo quy định và quy chuẩn của Việt Nam hiện hành. Nếu các căn nhà bạn đang ở chưa đạt chuẩn thì cần phải xem xét lại ngay. Còn nếu chung cư bạn đang ở không có những tiêu chuẩn trên, hãy kiến nghị ngay với ban quản lý toà nhà để có phương án bổ sung nhanh nhất.